Dưới đây là những dịch bệnh phổ biến trong mùa mưa lũ mà mọi người cần biết để có biện pháp phòng tránh và bảo vệ sức khỏe.
👇👇
Các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa
Theo bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng, sau mưa lũ các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa thường tăng đáng kể. Lý do là người dân thiếu nguồn nước sạch để sử dụng trong ăn uống, sinh hoạt, việc bảo quản thức ăn cũng rất khó khăn do thiếu điện, thiếu các thiết bị bảo quản thức ăn…
Vì thế, người dân dễ mắc các bệnh như tả, lỵ, thương hàn, nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn do các loại vi khuẩn khác (E.coli, Campylobacter...). Các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa cũng dễ lây lan từ người này sang người khác do tiếp xúc với chất thải của người bệnh.
Bệnh nhân có các triệu chứng như đau bụng, nôn, tiêu chảy cấp, nặng có thể gây mất nước điện giải nguy hiểm đến tính mạng.
Các bệnh lý về da
Những người tiếp xúc và ngâm nước bẩn lâu ngày có nguy cơ mắc 4 nhóm bệnh về da bao gồm viêm da tiếp xúc, nhiễm nấm da, bệnh ngoài da do chấn thương và các bệnh ngoài da khác.
Người bệnh thường có các biểu hiện như xuất hiện các mảng ban đỏ tại vùng tiếp xúc, mụn nước, cảm giác châm chích, bỏng rát và đau nhức, trợt loét da, ngứa...
Các bệnh về mắt
Một trong những căn bệnh cũng phổ biến trong mùa mưa lũ đó là các bệnh liên quan đến mắt như đau mắt đỏ, viêm tuyến lệ, viêm bờ mi…
Thời tiết ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus phát triển, kèm theo đó là việc phải sử dụng nguồn nước bị nhiễm bẩn, là những nguyên nhân khiến số người mắc bệnh về mắt tăng cao.
Các bệnh về mắt đặc biệt là bệnh đau mắt đỏ thường gặp ở cả người lớn lẫn trẻ em. Bệnh dễ mắc và có thể bùng phát thành dịch tại những nơi mà điều kiện vệ sinh, nước sạch không bảo đảm…
Vì thế, người dân cần thực hiện những biện pháp phòng chống bệnh dịch mùa mưa lũ sau đây:
- Vệ sinh môi trường
Tiến sĩ - Lương Y Phùng Tuấn Giang, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Phát triển Y dược Cổ truyền Việt Nam, cho biết, người dân cần thực hiện các hoạt động vệ sinh môi trường sau mưa lớn, lũ lụt, đảm bảo nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó.
Chúng ta cần thu gom và sử dụng vôi bột hoặc các hóa chất để xử lý khi chôn xác động vật tránh phát sinh dịch bệnh truyền nhiễm, phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các vùng có nguy cơ.
Người dân cần chủ động đảm bảo vệ sinh môi trường quanh khu vực mình sinh sống. Cụ thể, dọn dẹp tàn dư của bão lũ, rửa trôi bùn đất, gom và xử lý rác bẩn. Đồng thời, thau rửa và khử trùng bể nước, giếng nước, nước sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế tại địa phương.
"Sau khi dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa, nơi làm việc, chúng ta có thể xông thảo dược để khử ẩm thấp, vi sinh vật, mùi hôi. Bạn có thể sử dụng các loại thảo dược thơm như bồ kết, quế, hồi, sả, bạch chỉ, đinh hương, vỏ bưởi… để đốt hoặc đun nước xông. Để tiện ích hơn có thể dùng nụ trầm, tinh dầu để xông nhà", Lương y Giang nói.
- Vệ sinh cá nhân
Sau khi cơn bão đi qua hay nước lũ đã rút, người dân cần phải vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Chúng ta cần thau rửa, khử trùng nước sinh hoạt, tắm rửa sạch sẽ. Quần áo, chăn gối, dụng cụ vệ sinh cá nhân bị ngập không thể làm sạch nên loại bỏ đi.
Vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn.
Cộng Đồng Quầy Thuốc, Nhà Thuốc Tapmed: https://www.facebook.com/groups/duocphamtapmed
----------------------------------------------
Website mới: https://tapmed.vn/
Website: https://duocphamhathanh.vn
Zalo OA: https://zalo.me/2026867773930567367
Hotline: 0984.233.773 // 0963.74.4567